Mới đây có 2 người dân trên địa bàn huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh trong khi đi mò ốc đã phát hiện được một khối gỗ lớn nằm sâu dưới lòng suối. Phải mất 4 ngày thuê máy xúc liên tục đào mới đưa được khối gỗ lên bờ. Cơ quan chức năng vẫn đang cử người canh gác và tìm hướng giải quyết.
Theo đó, vào khoảng 21h ngày 21/7/2019, anh Nguyễn Đức Chung (SN 1984, ở thôn 9) và anh Trần Đức Hạnh (SN 1977, ở thôn 8) cùng trú xã Sơn Hồng, đi bắt ốc trên khúc suối thuộc địa bàn thôn 1 cùng xã. Trong lúc mò ốc, hai người vấp phải một cành cây lớn. Nghi là nhánh của một thân cây cổ thụ nên lặn xuống xem thì phát hiện một cây gỗ dài nằm sâu phía dưới lòng suối.
Sau khi phát hiện, hai anh đã thuê một nhóm thợ cùng máy đào đến hiện trường. Ròng rã suốt 4 ngày liên tục đào bới ở độ sâu khoảng hơn 3m, nhóm thợ đã kéo lên được một cây gỗ dài khoảng 15m, đường kính 80cm, toàn thân có màu nâu đen lên bờ. Nhiều người dân có kinh nghiệm về cây gỗ cho rằng đây là cây gỗ lim xanh khoảng 100 năm tuổi.
Anh Hạnh chia sẻ, gia đình đang nợ nần hàng trăm triệu, vợ lại đau ốm nuôi 3 đứa con nên khi mò được khối gỗ vợ chồng mừng rơi nước mắt. Tuy nhiên, khối gỗ vừa được đưa lên bờ lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương đã lập biên bản, yêu cầu giữ nguyên hiện trạng để báo cáo các cấp có thẩm quyền tìm phương án xử lý.
Ông Hoàng Quốc Huấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh cho biết, cây gỗ này do người dân trục vớt được, theo quy định thì vẫn là tài sản của toàn dân, giống như một dạng tài nguyên. Đã là sở hữu toàn dân thì trách nhiệm thuộc Sở Tài chính chủ trì xử lý.
Chặt củi nhặt được đá đỏ tiền tỷ
![]() |
Viên đá đỏ do anh Quảng nhặt được trên đồi Cỏ May, bán được hơn 1 tỷ đồng. |
Trong quá trình đào ao thả cá và đi chặt củi đốt than, 2 người dân địa phương đã may mắn nhặt được 2 viên hồng ngọc tại thủ phủ đá đỏ xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An và bán được hơn 4 tỷ đồng.
1 trong hai người may mắn nhặt được một viên đá đỏ (hay còn gọi hồng ngọc) đó là anh Ngô Trí Quảng (SN 1974), trú tại bản Quỳnh 2, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo đó, vào trưa 1/9/2017, vợ chồng anh Quảng lên đồi Cỏ May (cách nhà khoảng 1km) để chặt củi về bán cho những người đốt than. Trong lúc vác củi chất lên xe, không may bị trượt chân ngã xuống đất thì anh chợt thấy một ánh sáng màu đỏ lấp lánh dưới gốc cây keo tràm. Nhặt lên xem, anh Quảng không tin vào mắt mình khi phát hiện đó là một viên hồng ngọc.
Đêm hôm đó, cả gia đình anh Quảng phải thức trắng để canh viên đá và tiếp đón những thương lái tìm đến xem 'hàng'.
Thương lái trả 200 triệu, rồi đến 700 triệu và cuối cùng là 1 tỷ đồng. Không thể định giá được viên đá đỏ, nhưng thấy số tiền 1 tỷ quá lớn và muốn tránh phiền toái nên anh Quảng bán cho bà H. (một người chuyên buôn bán đá đỏ ở địa phương).
Sau khi nhặt được 'lộc trời', vợ chồng anh Quảng dùng số tiền bán đá đỏ để xây nhà, mua sắm vật dụng trong gia đình và nuôi các con ăn học.
Theo thông tin của người dân địa phương cung cấp, trước anh Quảng, khoảng giữa năm 2016, gia đình bà H. (bà H. chính là người mua lại viên đá đỏ của anh Quảng với giá hơn 1 tỷ đồng) cùng với một số người dân địa phương, trong lúc đào ao trên một quả đồi gần nhà cũng đã may mắn nhặt được viên đá đỏ và bán được 3 tỷ đồng.
'Khai quật' được một kho gỗ mun quý hiếm tại vườn nhà dân
![]() |
Số lượng gỗ mun quý hiếm được chôn tinh vi tại 3 vị trí hầm dưới lòng đất. |
Ngày 29/3/2019, lực lượng liên ngành gồm Đồn biên phòng Cồn Roàng, lực lượng kiểm lâm VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và lực lượng kiểm lâm huyện Bố Trạch đã 'khai quật' 3 hầm gỗ cất giấu tinh vi trong vườn một gia đình ở xã biên giới Thượng Trạch (huyện Bố Trạch) tịch thu gần 100 phách gỗ mun quý hiếm.
Theo đó, vào chiều tối 28/3/2019, tin báo của người dân cho biết, tại vườn ông Nguyễn Trung Kính (trú bản Mé Lỳ, xã Thượng Trạch) có một số phách gỗ mun quý hiếm, lực lượng hơn 30 người gồm bộ đội biên phòng và cán bộ kiểm lâm đã được huy động để vận chuyển số gỗ gồm 23 phách gỗ mun trong vườn ông Kính.
Tìm kiếm xung quanh, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện cạnh một con suối khô trong vườn 2 hầm gỗ được chôn kĩ dưới lòng đất chứa nhiều phách gỗ màu đen, dài khoảng 3 mét nghi gỗ mun.
Sau khi 'khai quật' các hầm đựng gỗ trên lực lượng chức năng thu giữ tổng gần 100 phách gỗ mun với khối lượng hơn 4,5 m3, được xẻ vuông vích có đường kính từ 30-50 cm, dài khoảng 3-4 mét.
Ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cho biết, sau khi nhận được tin báo đã chỉ đạo trạm kiểm lâm Thượng Trạch vào cuộc và tìm ra các hầm gỗ này. Vì đây là khu vực trong vườn nhà dân, lại thuộc vùng đệm, khu vực biên giới nên Hạt kiểm lâm VQG Phong Nha -Kẻ Bàng đã báo với đồn biên phòng Cồn Roàng, các lực lượng chức năng huyện Bố Trạch đưa lượng gỗ lậu ra khỏi địa bàn càng sớm càng tốt, tránh phức tạp và tẩu tán hoặc cướp gỗ.
Hiện, số gỗ trên đã được lực lượng chức năng vận chuyển về trụ sở để tiếp tục điều tra, xử lí.
Đào được tượng vàng, người đàn ông suýt mạt vận
![]() |
Ông Nguyễn Văn Kình. |
21 năm trôi qua, ông Nguyễn Văn Kình (SN 1953, trú tại làng Phú Long, xã Đại Thắng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) vẫn chưa thể quên niềm hạnh phúc ngập tràn khi đào được bức tượng bằng vàng nguyên khối. Nhưng ông không ngờ chính may mắn ấy lại đẩy ông vướng vào lao lý.
Năm 1998, một hôm đi ăn cưới họ hàng, con trai ông Kình mượn được máy rà phế liệu, liền mang ra ngoài khu đồi sau nhà nghịch ngợm, thấy máy phát tín hiệu, hai cha con đào thử thì phát hiện một hũ bạc và một bức tượng hình đầu người bằng vàng.
Thông tin về bức tượng vàng cổ quý hiếm lan nhanh khiến dân buôn cổ vật đổ xô về tìm ông Kình. Qua những cuộc thương lượng, giá bức tượng vàng được nâng lên theo cấp số nhân, từ 15 cây vàng lên đến 30 cây vàng, rồi 60 cây càng…
Ông Kình chấp nhận bán pho tượng cho nhóm đầu nậu của ông Nguyễn Đăng T. và Nguyễn Đình B. (cùng SN 1957, trú quận Hải Châu , TP. Đà Nẵng) với giá 68 cây vàng. Sau đó pho tượng đã được nhóm buôn đồ cổ bán sang tay với giá 220 cây vàng.
Sau khi bán tượng, ông Kình bị cơ quan công an tỉnh Quảng Nam tạm giữ để điều tra vụ buôn bán trái phép bảo vật quốc gia. Do thành khẩn khai báo nên ông Kình được tại ngoại sau 1 tháng 3 ngày tạm giam vì tội “Chiếm giữ trái phép tài sản XHCN và buôn bán hàng cấm”. Các bị cáo còn lại bị Tòa nhân dân tỉnh Quảng Nam xử với các mức án từ 3 đến 5 năm tù về tội 'Buôn hàng cấm'.
Hiện nay, bức tượng vàng đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam.
Giữa căn phòng sang trọng, một ngôi mộ ốp đá hoa cương màu vàng nằm im lìm như chìm trong giấc ngủ.
" alt=""/>Chuyện rơi nước mắt của những người nông dân nhặt được 'lộc trời' tiền tỷThu nhập cao, quan tâm vợ con nhưng tôi không ngờ người phụ nữ mình yêu thương nhẫn tâm lừa dối, ngoại tình ngay sau khi cưới.
" alt=""/>Chồng tôi đi quá xa trong quan hệ với đồng nghiệpAnaxagoras bị ảnh hưởng bởi hai dòng tư tưởng Hy Lạp thời kỳ đầu. Thứ nhất là truyền thống tìm hiểu thiên nhiên, tìm cách giải thích vũ trụ và tất cả các hiện tượng bằng việc viện dẫn các quy luật trong chính hệ thống vũ trụ mà không cần tham khảo đến các nguyên nhân phi tự nhiên như các vị thần.
Thứ hai là cách giải thích về thế giới tự nhiên dựa trên ba nguyên tắc siêu hình học: Không trở lên hay mất đi (No Becoming or Passing-Away), Mọi thứ đều ở trong mọi thứ (Everything is in Everything), và Không nhỏ nhất hay lớn nhất (No Smallest or Largest).
Anaxagoras là người đầu tiên đưa ra lời giải thích chính xác về nhật thực và nguyệt thực đồng thời ông cũng “khét tiếng” với giới chức thời đó bởi các lý thuyết khoa học của mình.
Trong mô hình vũ trụ học của mình, Anaxagoras đề xuất rằng mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao không phải là bậc thần thánh như niềm tin vào thời điểm đó, mà là những thực thể vật chất vận động. Ông đã mô tả mặt trời như một khối kim loại nóng, mặt trăng như một cục đất đơn giản và các ngôi sao như những viên đá rực lửa, theo The Stanford Encyclopedia of Philosophy.
Triết gia Anaxagoras còn lý giải hiện tượng mặt trăng thỉnh thoảng "tối đen như mực" là do mặt trăng, mặt trời và trái đất xếp thẳng hàng. Khi ấy, mặt trăng nằm sau bóng trái đất và được biết đến là hiện tượng nguyệt thực. Ông cũng đề cập đến việc mặt trăng, mặt trời và trái đất thẳng hàng, trong đó mặt trăng ở giữa thì bầu trời sẽ tối vào ban ngày. Khoa học ngày nay gọi đó là hiện tượng nhật thực.
Những khám phá của Anaxagoras mang tính cách mạng, đánh dấu sự rời bỏ những cách giải thích thần bí về các thiên thể vốn thống trị tư tưởng cổ xưa. Thay vào đó, ông ủng hộ cách tiếp cận hợp lý và khoa học, bắt nguồn từ việc quan sát và tìm hiểu. Sự sẵn sàng thách thức hiểu biết thông thường khiến ông vừa được ngưỡng mộ vừa bị đưa vào tầm ngắm. Một số người ca ngợi ông là một nhà tư tưởng có tầm nhìn xa trong khi những người khác lên án ông vì cho rằng ông là kẻ vô đạo.
Ngoài ra, Anaxagoras đề xuất một lý thuyết vũ trụ học mang tính cách mạng, khác với những giải thích thần thoại truyền thống. Ông thừa nhận rằng vũ trụ bao gồm vô số hạt nhỏ gọi là "Nous" hay "Hạt giống", mỗi hạt chứa các nguyên tố của mọi chất. Những hạt này chuyển động không ngừng, sự sắp xếp và kết hợp của chúng quyết định tính chất của vạn vật trong vũ trụ.
Những ý tưởng của Anaxagoras đã đẩy ông đến bờ xung đột với các nhà chức trách tôn giáo và chính trị của Athens. Vào năm 450 trước Công nguyên, ông phải đối mặt với sự đàn áp pháp lý, bị kết án tử hình. Bạn của ông, chính trị gia người Athen Pericles đã can thiệp để giảm xuống thành trục xuất. Ông bị buộc phải rời Athens, sống lưu vong phần còn lại của cuộc đời ở Lampsacus, một thành phố ở khu vực ngày nay là Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, theo Science News.
Dù bị lưu đày nhưng di sản triết học của Anaxagoras vẫn tồn tại, định hình tư tưởng của các thế hệ triết gia Hy Lạp tiếp theo. Những ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc đến Plato và Aristotle, hai nhân vật kiệt xuất trong lịch sử triết học phương Tây. Đặc biệt, Plato bị hấp dẫn bởi khái niệm “Nous” của Anaxagoras trong khi Aristotle phát triển ý tưởng dựa trên nền tảng của vị tiền bối.
Những đóng góp của Anaxagoras cho triết học, khoa học và sự hiểu biết về thế giới tự nhiên rất sâu rộng. Sự nhấn mạnh của ông vào việc tìm hiểu hợp lý và những giải thích tự nhiên 2500 năm trước đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng khoa học sẽ diễn ra trong những thế kỷ sau.
Khái niệm “Nous” hay sự vận động của các vị tinh thể thể hiện sự thay đổi mô hình trong tư tưởng Hy Lạp cổ đại, thách thức niềm tin tôn giáo và thần thoại truyền thống. Mặc dù phải đối mặt với sự đàn áp pháp lý và lưu đày, những ý tưởng của Anaxagoras vẫn tiếp tục gây tiếng vang và định hình tiến trình phát triển triết học phương Tây.
Để tôn vinh cho những đóng góp và ảnh hưởng của Anaxagoras đối với ngành khoa học hiện đại, tên của ông được đặt cho miệng núi lửa ở gần cực Bắc của Mặt trăng.
Tử Huy
Socrates (470-399 TCN) là một triết gia thời Hy Lạp cổ đại và là người khởi nguồn chính cho tư tưởng phương Tây. Thông tin về cuộc đời ông ít được biết đến ngoài những ghi chép của chính những học trò, trong đó có triết gia vĩ đại Plato.
" alt=""/>Cuộc đời bi kịch của triết gia bị kết án tử vì lý giải nhật thực, nguyệt thực